Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11/1 Kết nối tri thức Các vấn đề nóng trong xã hội sẽ được tổng hợp và phân tích đa chiều trong bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Cùng VUIHOC theo dõi cách soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11/1 Kết nối tri thức nhé! Mục lục bài viết Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (sách kết nối tri thức): trả lời câu hỏi 1.1 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống? Bài viết đã tập trung viết về sự cảm thông, biết lắng nghe, biết chia sẻ giữa con người với con người. Đó cũng là những tiếng thở than lặng thầm trong cuộc sống. 1.2 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào? Các luận điểm được triển khai trong bài là: Luận điểm 1: Bàn luận về ý nghĩa của từ “Lắng nghe” Luận điểm 2: Những bằng chứng trong thực tế về việc lắng nghe những vui buồn của con người. Luận điểm 3: Bàn luận về những trải nghiệm lắng nghe những tiếng nói từ thiên nhiên. Luận điểm 4: Những lập luận để phản bác những ý kiến trái chiều. Luận điểm 5: Ý nghĩa của việc lắng nghe và biết lắng nghe. => Tất cả những luận điểm trên kết hợp chặt chẽ cùng bổ sung hỗ trợ nhau nhằm giúp cho tác giả làm rõ những điều mà tác phẩm đang hướng đến. 1.3 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm. Luận điểm 1: Bàn luận về ý nghĩa của từ “Lắng nghe” Lý lẽ: “Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra được những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời. Nhưng lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm. Bằng chứng: Lắng nghe là một loại năng lực, một loại tài năng mà con người có do bẩm sinh hoặc luyện tập. Người biết lắng nghe là người có thể đồng cảm với thế giới, với con người, với vạn vật xung quanh. Họ sẽ nghe có chọn lọc, có suy nghĩ với những tâm tư nguyện vọng của người khác. Luận điểm 2: Những bằng chứng trong thực tế về việc lắng nghe những vui buồn của con người. Lý lẽ 1: “Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hàng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thì thầm” thôi mà ẩn chứa bao nỗi niềm, bao cung bậc tình cảm.” Bằng chứng: Có những bằng chứng xuất hiện chân thực hàng ngày trong cuộc sống như những lời bộc bạch tâm sự nói lên nỗi lòng của một bạn nhỏ muốn được đến trường nhưng bệnh tật đã ngăn em lại. Đó là những ánh mắt thất thần, mệt mỏi của những người lao động nghèo mong ngóng ngày được về nhà đoàn tụ với người thân. Đó còn là tiếng thở dài chán chường của người nông dân khi vụ mùa xảy ra vấn đề, hay những năm được mùa mà mất giá... Lý lẽ 2: Biết lắng nghe, ta biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ Bằng chứng: Người biết lắng nghe là người cảm thấy hạnh phúc khi biết được tin có em bé mười tám tháng tuổi đã được cứu sống trên vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Đó còn là người thấy đau lòng khi nghe thấy những tiếng nghẹn ngào đau khổ của người thân những hành khách xấu số dù trong chuyến bay đó không có thân nhân của mình,... Luận điểm 3: Bàn luận về những trải nghiệm lắng nghe những tiếng nói từ thiên nhiên. Lý lẽ: sẽ là đơn giản hơn nếu nghĩ rằng trong cuộc sống này, chỉ con người mới cất lên tiếng nói. Bằng chứng: Không chỉ là con người mới có tiếng nói mà tất cả những thứ xung quanh chúng ta, vạn vật trên đời này đều có tiếng nói riêng của chúng. Đó là tiếng lá khẽ khàng rơi xuống đất, là tiếng rơi nhẹ nhàng của giọt sương lăn trên tàu, là tiếng xào xạc của lá khô khi có gió qua, là tiếng kêu rên nho nhỏ đầy sợ hãi của động vật hoang dã,... Luận điểm 4: Những lập luận để phản bác những ý kiến trái chiều. Lý lẽ: bạn cũng có quyền chọn cách sống bỏ qua những tiếng thì thầm ấy để tránh phiền toái, không phải lo nghĩ về những việc không liên quan. Bằng chứng: Khi chúng ta chọn cách sống thờ ơ, bỏ qua những phiền phức không tên có thể ảnh hưởng đến mình cũng là lúc ta sẽ không nghe thấy những tiếng nói nhẹ nhàng, sẽ không còn ánh mắt sẻ chia, không còn cả những bàn tay giang ra hỗ trợ nhau hay cả những tấm lòng ấm áp dịu dàng cũng không còn nữa. Luận điểm 5: Ý nghĩa của việc lắng nghe và biết lắng nghe. Lý lẽ: lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp. Bằng chứng: Biết lắng nghe, chủ động tiếp nhận những câu chuyện của con người sự vật xung quanh sẽ giúp chúng ta biết trân quý cuộc sống hơn. Lắng nghe hơi thở cuộc sống chúng ta sẽ hiểu giá trị của cuộc sống, lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ ta sẽ biết trân trọng từng giây từng phút trôi qua để biết sử dụng tuổi thanh xuân của mình một cách có ý nghĩa hơn. 1.4 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết? Theo em, nếu muốn tác phẩm trở nên logic, có sự ảnh hưởng rộng rãi hơn thì có thể thêm các dẫn chứng cụ thể của những người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau. Những dẫn chứng đó có thể đem lại những kiến thức, những câu chuyện thực tế cho người đọc. Soạn bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (sách kết nối tri thức): thực hành viết 2.1 Đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? 2.2 Đề bài: Ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì? Bài viết trên đã nói lên được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống cũng như những vấn đề nóng trong xã hội cần chúng ta quan tâm và lưu ý tránh xa. Hãy cùng Vuihoc tìm hiểu thêm về nhiều đề tài thú vị nữa nhé! Hy vọng soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội về chủ đề con người và cuộc sống xung quanh trong sách ngữ văn 11 kết nối tri thức sẽ giúp các em chuẩn bị tốt bài học trên lớp. Nguồn: ⁠https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-viet-bai-van-nghi-luan-ve-mot-van-de-xa-hoi-ngu-van-111-ket-noi-tri-thuc-2329.html