Soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) Sách kết nối tri thức Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong tiếng Việt có những đặc điểm riêng biệt và được sử dụng trong các tình huống khác nhau để truyền tải thông điệp. Dưới đây là bài soạn thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) trong sách ngữ văn kết nối tri thức 11 tập 2 Mục lục bài viết Soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) 1. Câu 1 trang 89 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: “Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.” Trả lời: Một số bài viết của mình hoặc bạn bè diễn đạt “giống văn nói”: Trong một bài miêu tả nhân vật thị Nở có viết: “Thị quá là xấu xí, khiến ma chê quỷ hờn, mọi người đều không để ý đến.” → Trong câu văn này có chứa những từ thường được dùng trong văn nói “ma chê quỷ hờn”. Vậy ta có thể chỉnh sửa lại câu văn như sau: Thị Nở là một người đàn bà xấu xí đến mức mọi người ai ai cũng đều xa lánh và không thèm để ý đến thị. Khi viết về “Cầu hiền chiếu”, có một bạn học sinh viết: “Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm quả là những người sáng suốt, họ đã nhận ra yêu cầu *** thiết của thời đại và đưa ra được…”. → Trong câu văn trên, người viết đã sử dụng từ “quả là”. Từ này thường được dùng trong văn nói, ta có thể sửa lại câu văn như sau: Cả Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm đều là những người sáng suốt, họ đã nhận ra yêu cầu *** thiết của thời đại, đồng thời đưa ra được… Khi bình về nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có bạn viết: “Tràng đúng là một tên ngốc nghếch, đang trong lúc đói kém như vậy lại đèo bòng.” → Ở câu văn trên, từ chỉ văn nói ở đây là “đúng là”. Ta có thể chỉnh sửa lại như sau: Nhân vật Tràng hẳn là một tên ngốc nghếch, đang trong hoàn cảnh đói kém như vậy lại đèo bòng. 2. Câu 2 trang 89 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: “Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” Trả lời: Những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản Chí Phèo là: “Tức thật! Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!...” “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì nó có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!” “Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…” “Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt rồi mặc thây cha nó… Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tau, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả…” “Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi?...” “… Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…” “Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao! Ngoài bốn mươi tuổi đầu…” “Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng”, thấy ngường ngượng mà thinh thích…” 3. Câu 3 trang 90 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: 4. Câu 4 trang 90 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức : 5 Câu 5 trang 90 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: “Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.” Qua bài viết này, VUIHOC đã cung *** cho các em chi tiết soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo). Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức trong bài học này. Để học nhiều hơn các kiến thức Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức các em hãy nhanh tay truy *** và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé! Nguồn: ⁠https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-dac-diem-co-ban-cua-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet-tiep-theo-sach-ket-noi-tri-thuc-2328.html